Tuesday, October 23, 2018

Nghề thiết kế cảnh quan nằm trong ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên. Ngành này đào tạo chuyên viên có kiến thức chuyên môn kỹ thuật về trồng, chăm sóc các cây hoa, kiểng và thiết kế tạo cảnh quan đẹp cho các khu vui chơi giải trí, các công viên công cộng, nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch và cho các ngôi nhà, biệt thự...quy hoạch đô thị, sân golf, quảng trường, công viên, sân vườn hay dải cây xanh vỉa hè.


Thiết kế hạ tầng kỹ thuật và thiết kế cảnh quan cây xanh Khu đô thị văn hóa thể thao Hồ Phú Hòa 

Công việc chủ yếu của nhà thiết kế cảnh quan là tạo nên một không gian kết hợp hài hòa những yếu tố trên dựa trên một số nguyên tắc thiết kế và đem lại được sự hợp lý. Là người thiết kế nên mặt bằng tổng thể, chuyên viên thiết kế cảnh quan sẽ quyết định các khoảng trống, cảnh quan, cây cỏ, lối đi, vật trang trí… xung quanh một công trình. Từ thiết kế sơ phác, đến thiết kế nội thất, thiết kế phong cảnh, dựng họa viên 3D. Các công việc này được chuyên nghiệp hóa cho nhiều phân đoạn khác nhau. Đây là ngành mới, nhu cầu nhiều, lương cao, nhưng chưa mấy người biết đến ở Việt Nam.

Cũng như việc thiết kế kiến trúc hay quy hoạch đô thị, nhà thiết kế cảnh quan là người đem lại vẻ đẹp cũng như sự hài hòa cho không gian sống, có thể đó là một không gian vườn nhỏ bên ngoài công trình kiến trúc hay là một không gian sinh thái rộng lớn…

Việc thiết kế cảnh quan đòi hỏi người thực hiện phải có sự hiểu biết sâu rộng về thực vật học, bố cục tạo hình cũng như phải có gu thẩm mỹ cao.

Thiết kế cảnh quan hay thiết kế sân vườn không phải là một bộ môn khoa học mang tính chính xác cao, những nguyên tắc được vận dụng cũng có nhiều cách khác nhau, được sử dụng linh hoạt trong nhiều điều kiện khác nhau và có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: thực vật học, địa lý, kiến trúc, xã hội học, thuật phong thủy.

Các phong cách sân vườn cũng rất đa dạng. Ở châu Á, hai phong cách ảnh hưởng đến thiết kế sân vườn hiện nay là phong cách vườn Trung Hoa và Nhật Bản.

Trong nghệ thuật thiết kế sân vườn của người Á Đông, người ta có thể tìm được một vũ trụ thu nhỏ bao gồm nhiều yếu tố như: đá, nước, cây trồng, kiến trúc và không thể bỏ qua yếu tố con người.

Ngoài ra nhà thiết kế cảnh quan phải như một người làm vườn chau chuốt cho vẻ đẹp của chính ngôi vườn của họ.

Để theo ngành nghề này các bạn trẻ phải thực sự có niềm đam mê về thiên nhiên cũng như có kiến thức về nghệ thuật. Hiện tại, nhiều kiến trúc sư đang đảm nhiệm vai trò thiết kế cảnh quan. Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.


Thiết kế cảnh quan cây xanh tuyến Metro 01 Bến Thành - Suối Tiên

Thursday, October 18, 2018

Trong thời gian qua, thực tế đã cho thấy có rất nhiều vụ tai nạn cháy nổ đã xảy ra tại các khu vực nhà chung cư cao tầng trên địa bàn các đô thị, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý và thiết kế trong giai đoạn tới, để không chỉ đơn giản hạn chế tối thiểu số lượng và thiệt hại các vụ cháy tại các công trình chung cư cao tầng, mà còn hướng đến quản lý và vận hành đồng bộ nhà chung cư cao tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.



Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nhà cao tầng, nhiều dự án nhà cao tầng xây chen lấn trong các khu dân cư cũ, hay nhóm các chung cư cao tầng chất tải lên hệ thống hạ tầng hiện có gây quá tải hạ tầng đô thị với nhiều vấn đề nổi cộm đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Vụ cháy điển hình tại chung cư Carina Plaza tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/3/2018 mới đây là một ví dụ cho thấy cần có những điều chỉnh về quy chuẩn xây dựng công trình cao tầng với an toàn PCCC theo yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Những định nghĩa quốc tế về xây dựng nhà cao tầng gắn với công tác PCCC

Trên thế giới nhà cao tầng hay công trình cao tầng luôn kết nối và song hành với công tác an toàn cứu hộ, cứu nạn và an toàn PCCC. Theo cuốn “High-Rise Security and Fire Life Safety” của tác giả Geoff

Craighead, nhà xuất bản Elsevier Inc (Mỹ) năm 2009 trên thế giới hiện nay chưa có thuật ngữ chính xác, tuy nhiên nhà cao tầng có thể được định nghĩa như sau:

– Một tòa nhà mà chiều cao của nó có thể ảnh hưởng đến sự thoát nạn (Hội nghị quốc tế về các tòa nhà cao tầng).
– Điểm phân chia tòa nhà cao tầng thường là tầng 7, đôi khi xác định từ tầng 7 trở lên là nhà cao tầng, hoặc xác định bằng chiều cao tuyến tính (tính bằng feet hoặc metre).
– Một tòa nhà được coi là cao tầng khi chiều cao của nó cao hơn tầm với tối đa của thiết bị phòng cháy chữa cháy, khoảng 75 feet (23 mét) – và 100 feet (30 mét) , hoặc trong khoảng 7 đến 10 tầng (phụ thuộc vào khoảng cách giữa các sàn).
– Một tòa nhà cao từ 40 tầng trở lên được coi là rất cao (siêu cao tầng) (Lo 1997; Lo et al 2002; Lu et al. 2001; Chow & Chow 2009, 2011). Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc xác định nhà siêu cao tầng là nhà có chiều cao trên 100m.
Một số nguyên tắc về an toàn PCCC trong xây dựng nhà cao tầng trên thế giới
– Quy chuẩn bắt buộc đối với nhà ở chiều cao từ 40 tầng trở lên, nhà công nghiệp từ 25 tầng trở lên phải thiết kế một tầng cứu nạn. Ít nhất 50% tổng diện tích sàn cứu nạn phải được dành là nơi cứu nạn.
– Hệ thống dò tìm báo cháy được chia làm 2 loại dựa trên khái niệm mô tả (loại 1) và thực hiện (loại 2). Sự khác biệt giữa 2 hệ thống này là khi hệ thống dò tìm báo cháy được kích hoạt tại 1 điểm bất kỳ thì toàn bộ hệ thống báo cháy sẽ kêu. Đối với loại hệ thống thứ 2, khi hệ thống dò tìm được kích hoạt chỉ có hệ thống báo cháy ở sàn cháy, 1 sàn phía dưới và 2 sàn phía trên được kích hoạt.
– Tính tin cậy của thang thoát hiểm và thang máy thoát hiểm.v.v…

Nhà cao tầng trong tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về xây dựng và PCCC

Tại Việt Nam, chưa có tài liệu phân loại chính thức và chính xác các công trình kiến trúc theo số tầng cao. Theo TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” thì nhà ở cao tầng là loại nhà ở, căn hộ có chiều cao từ 9 đến 40 tầng (trên 40 tầng thường gọi là nhà siêu cao tầng sẽ có chiều cao tương đương 144m).

Đầu năm 2013, Bộ Xây dựng ra Quyết định 212 hủy bỏ 169 tiêu chuẩn xây dựng trong đó có TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế”, chỉ giữ lại 20 tiêu chuẩn được cho là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn thay thế.

QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình là một bước tiến so với TCVN 2622:1995 – “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế”. Quy chuẩn xác định nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao lớn hơn 50m (tương đương 14 tầng) phải có giải pháp riêng được cơ quan PCCC thẩm định phê duyệt, nghĩa là chưa có trong quy chuẩn.

Những bất cập

Tầm với các thiết bị PCCC ở Việt Nam hiện nay cao nhất là 56m (khoảng 18 tầng), Hà Nội có 2 chiếc xe loại này . Đầu tư xe có tầm với vượt khoảng cách này là không khả thi vì xe rất nặng, có thể gây sập cống đứt dây điện, đường cua xe dài không thuận tiện với địa hình đường đông, ngõ nhỏ tại các đô thị của Việt Nam buộc phải sử dụng máy bay trực thăng mà do ngân sách hạn hẹp hiện nay Việt Nam chưa có.

Tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC cho nhà ở và công trình chưa đề cập đến các giải pháp đối với nhà siêu cao tầng (40 tầng trở lên) và hoàn toàn chưa nghiên cứu về tầng cứu nạn.

Một số dự án quy hoạch xây dựng mới đây trong khu vực nội đô đã cho phép xây dựng lên cao tới 50 tầng và trên 50 tầng

Do vậy cần xem xét lại các quy chuẩn này cho phù hợp với thông lệ quốc tế, khi công tác PCCC liên quan tới an toàn tính mạng và tài sản của người dân

Nguồn KTVN

Monday, October 15, 2018

Lo sợ vì chỉ số chất lượng không chí (AQI) của Hà Nội, vài năm trở lại đây, tâm lý tìm cho mình một không gian sống xanh đang trở thành tiêu chí hàng đầu của phần đông khách hàng.

Tương lai của kiến trúc nhà ở sẽ là những ngôi nhà tràn ngập mảng xanh với không gian sống phủ đầy hơi thở thiên nhiên.



 Giữa trung tâm quận Hoàng Mai sẽ xuất hiện một “vườn ban mai” đẹp nhường này.

Thúc đẩy, bảo vệ sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng không khí và nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, lợi ích về môi trường là giá trị điển hình của kiến trúc xanh. Theo các chuyên gia của Hội đồng xanh thế giới, nếu so sánh với một công trình thương mại thông thường, công trình xanh sẽ sử dụng ít hơn 26% năng lượng, chi phí bảo trì giảm 13% và lượng phát thải nhà kính bớt đi 33%. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, thiết kế của kiến trúc xanh làm giảm sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Với tốc độ đô thị hóa tăng chóng mặt, lên tới 3,2%/năm, mức rất nhanh so với khu vực và cao gấp đôi tốc độ tăng dân số cả nước (Theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/10/2017), Việt Nam đã đặt một thử thách không nhỏ lên vai Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn. Cùng với sự phát triển của đô thị và cơ sở hạ tầng, kiến trúc xanh nhanh chóng trở thành lựa chọn tất yếu của người dân Thủ đô và là một trong những tiêu chí để “cân đo đong đếm” giữa hàng loạt các dự án bất động sản.

Tuy nhiên, “kiến trúc” là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc, vì vậy, một dự án chỉ đơn thuần có cây xanh chưa thể coi là “kiến trúc xanh” mà còn phải đáp ứng sự hài hòa cả về không gian và quy hoạch tiện ích. Đây mới thật sự là yếu tố khiến các nhà phát triển bất động sản phải đau đầu.


Kiến trúc xanh – xu hướng toàn cầu

Không gian xanh cách Hoàn Kiếm chỉ 4km

Đón trước làn sóng phát triển của những công trình xanh, các ông lớn bất động sản đã và đang chuyển hướng kinh doanh. Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ khoảng năm 2007 nhưng sau gần một thập kỉ, kiến trúc xanh mới thực sự tìm được tiếng nói của mình cùng với những dự án đáp ứng được các yếu tố về vị trí, tiện ích và đặc biệt là không gian sống.

Dựa trên ý tưởng về một khu vườn Âu ngay trong lòng phố thị, điểm độc đáo của Sunshine Garden là khu vực lõi trung tâm của quần thể ba tòa tháp, một cấu trúc cảnh quan gắn liền những hình ảnh thường thấy trong những tòa lâu đài Châu Âu thanh lịch với tượng đài nghệ thuật được bố trí hòa giữa các mảng cây xanh và hồ nước, kết hợp với các tuyến đường dạo bộ liên hoàn.


Sunshine Garden là hiện thân của mô hình kiến trúc xanh bền vững, một cuộc sống đẳng cấp luôn hiện diện cùng với sự an nhiên, tĩnh tại và thanh bình.

Trong âm hưởng giao thoa của ánh sáng tự nhiên và sắc xanh yên bình, kiến trúc xanh tạo ra giá trị nền tảng cho Sunshine Garden với quy hoạch không gian thông minh và hàng loạt các tiện ích nội khu cao cấp: vườn dạo, công viên cây xanh, thư viện, trường học quốc tế, khu vui chơi trẻ em, khu thể thao ngoài trời, thác tràn - mặt nước nhân tạo, hồ bơi ngoài trời tiêu chuẩn 5 sao, sàn tắm nắng, vườn thực nghiệm...

Tất cả hạng mục được đầu tư xây dựng theo mô hình Compound khép kín và chỉ phục vụ duy nhất một đối tượng – cư dân sinh sống nội khu. Theo đó, mọi tiện ích tại dự án đều được xây dựng đồng bộ, đầy đủ, hiện đại, cư dân có thể thoải mái trải nghiệm các tiện ích sinh hoạt mà không cần di chuyển ra bên ngoài. Đồng thời, người bên ngoài cũng không được tự ý vào dự án để sử dụng các tiện ích bên trong. Chính vì những ưu điểm này, mô hình Compound Sunshine Garden mang đến chất lượng sống, tiện nghi đẳng cấp và góp phần xây dựng những nét văn hóa cộng đồng cho cư dân.

Hướng đến một cuộc sống an lành - nơi cộng đồng cư dân được hòa mình trong không gian đậm màu sắc cỏ cây, Sunshine Group đã dành một phần diện tích xây dựng căn hộ để thiết lập vườn sinh hoạt cộng đồng ngay tại các tầng của tòa nhà.

Đặc biệt, trong những khu vực này, chủ đầu tư triển khai hệ thống camera an ninh với công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ cho phép nhận diện chính xác ai là cư dân và ai không phải cư dân, điều này góp phần đảm bảo an ninh chung cũng như hạn chế người bên ngoài sử dụng những tiện ích công cộng của cư dân.

Được đánh giá là một không gian xanh hiện đại của khu vực lõi đô thị Hà Nội, trong phạm vi cách Hồ Gươm chỉ khoảng 4 km, Sunshine Garden sẽ là lựa chọn thích hợp cho những ai yêu thích và hướng tới cuộc sống xanh, an lành trong lòng phố thị.

Sunshine Garden là dự án Xanh cao cấp được phát triển theo mô hình Compound bởi Sunshine Group – Tập đoàn hiện đang rất thành công trên thị trường Bất động sản với chuỗi các dự án Sunshine Marina Nha Trang Bay, Sunshine City, Sunshine Center, Sunshine Palace, Sunshine Riverside, Sunshine Sky Garden... tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đặc điểm nổi bật của Sunshine Group là vị thế tiên phong trong việc áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành dự án.

Theo Trí thức trẻ

Friday, September 21, 2018

Các resort được tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của con người, đưa họ thoát khỏi đời sống nặng nhọc, mệt mỏi của công việc và tìm lại sự bình yên giữa thiên nhiên. Việc tạo ra một cảnh quan hòa hợp với thiên nhiên không phải là vấn đề đơn giản và cần nhìn nhận rằng cảnh quan có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển resort. “Cảnh quan không trực tiếp mang về lợi nhuận cho resort nhưng nếu không có cảnh quan đẹp thì du khách sẽ không đến resort”. Do đó thiết kế cảnh quan resort trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu khi thiết kế resort.



Đối với khách sạn và resort, thiết kế cảnh quan không những là yếu tố quan trọng tạo nên tính đặc thù cho thương hiệu, dịch vụ mà còn là yếu tố thu hút khách hàng.

Thiết kế cảnh quan resort không những cần phải có sự khác biệt về kiến trúc, các loại hình dịch vụ mà còn phải có một thiết kế cảnh quan hài hòa với thiên nhiên nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng cho resort. Trong thiết kế cảnh quan resort, sự hòa hợp thiên nhiên với văn hóa địa phương là xu hướng tất yếu và rất quan trọng.


Thiết kế cảnh quan resort tốt khi và chỉ khi biết tận dụng những cái có sẵn của tự nhiên dung hòa với những cảnh quan nhân tạo để đạt được vẻ đẹp thiên nhiên nhất. Đa dạng hóa phong cách thiết kế theo từng khu vực để tránh sự lập lại và gây bất ngờ thú vị cho du khách. Sử dụng khéo léo các công trình kiến trúc trong thiết kế cảnh quan resort để vừa đem lại sự tiện dụng cho du khách mà lại không làm mất đi vẻ tự nhiên của resort.


Tại Song Nam, chúng tôi có hai mục tiêu quan trọng:

- Tạo dựng những không gian công cộng hấp dẫn về khí hậu và thẩm mỹ - nơi con người có thể giao tiếp với nhau và với thiên nhiên cũng như tái tạo sức lao động;
- Thiết kế kiến trúc và kết nối những không gian xanh trong đô thị thành một hệ thống hạ tầng xanh nhằm giải quyết những thách thức về môi trường như ngập lụt, hiệu ứng đảo nhiệt, ô nhiễm không khí và tiếng ồn,v.v…

Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.


Không chỉ riêng Việt Nam hay các nước đang phát triển mà cả những nước phát triển được coi là cường quốc, ngành công nghiệp cũng đang gây ô nhiễm môi trường bởi chất thải của chúng. Khi đó, cây xanh cảnh quan khu công nghiệp được coi là rất cần thiết, xây dựng và phát triển “công nghệ xanh” đã được hình thành ở nhiều quốc gia với mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Chính vị vậy thiết kế cảnh quan khu công nghiệp ngày nay đã trở thành một hạng mục không thể bỏ qua khi quy hoạch một khu công nghiệp.



Đặc điểm chung của các nhà máy hay xí nghiệp trong khu công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng thường là những khối nhà thô cứng, diện tích lớn, thường có hình khối phẳng, trải dài, có thể có kèm theo những thiết bị lộ thiên. Vì vậy, việc tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các khu công nghiệp cần phải hài hòa, làm giảm bớt được sự khô cứng của hình khối công trình, máy móc và thiết bị.

Thiết kế hạ tầng cảnh quan nhà xưởng công nghiệp


Thiết kế nhà xưởng sản xuất hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn xanh, hiện đại


Tuy nhiên thì thiết kế cảnh quan cây xanh trong Khu Công Nghiệp cũng có một số thuận lợi nhất định bởi diện tích tổng thể Khu Công Nghiệp lớn, giao thông được qui hoạch rõ ràng, có phần đất riêng dành cho cây xanh cách ly, ngoài ra, đặc điểm của Khu Công Nghiệp là có trục không gian mở, các đảo giao thông,… là những vị trí dễ tạo được điểm nhấn cảnh quan. 

Cây xanh được chọn trong khu công nghiệp thường là cây có tán rộng để lấy bóng mát, các khu vực điểm nhấn thường kết hợp các loại cây phân tầng tạo nên nhiều màu sắc tươi sáng và sinh động.

Thiết kế cảnh quan xanh cho một Khu Công Nghiệp cần khai thác tốt điều kiện địa hình tự nhiên để đưa các công trình hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc thực vật làm yếu tố thẩm mỹ trong tổ chức kiến trúc cảnh quan Khu Công Nghiệp, sử dụng màu sắc theo đặc điểm tâm sinh lý người lao động và môi trường địa phương, giúp cho người lao động giảm áp lực công việc trong các Khu Công Nghiệp, đảm bảo sức khỏe cho họ và nhờ đó góp phần làm tăng năng suất lao động. 

Chính vì vậy cảnh quan xanh trong Khu Công Nghiệp cần đảm bảo:

- Sự gắn kết hài hoà giữa công trình và thiên nhiên trong thiết kế cảnh quan.
- Phù hợp với môi trường nơi đặt khu công nghiệp, làm nổi bật đặc điểm sinh cảnh tự nhiên.
- Tổ chức bề mặt địa hình nhân tạo bằng cách tạo các tiểu cảnh nhằm nâng cao chất lượng thẩm mỹ.
- Chọn loài cây phù hợp với yếu tố qui hạch hạ tầng, kết hợp cây xanh và địa hình tạo cảnh quan phong phú.

Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.

Sưu tầm

Quá trình đô thị hóa nhanh đã và đang có những tác động đáng kể đến hình ảnh đô thị, nhất là khu vực các đô thị trung tâm thành phố.


Hội thảo quốc tế “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với hệ thống hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn của Việt Nam”.

Tương tác giữa không gian kiến trúc và hạ tầng đô thị là vấn đề thu hút sự quan tâm tại hội thảo quốc tế “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với hệ thống hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn của Việt Nam” do Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam (VUDPA) tổ chức tại Hà Nội ngày 5/6.

Chủ tịch VUDPA Trần Ngọc Chính nhận xét, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh đã và đang có những tác động đáng kể đến hình ảnh đô thị, nhất là khu vực các đô thị trung tâm thành phố.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các đô thị phát triển thiếu bền vững; trong đó có lĩnh vực tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan.

Do phát triển nhanh, thiếu đồng bộ, thiếu kiểm soát tình trạng dân cư tự phát, gia tăng mật độ xây dựng... đã gây sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Tại những khu vực có mức độ đô thị hóa cao hoặc hai bên tuyến đường mới mở hay khu vực mở rộng nội đô xuất hiện tình trạng gia tăng các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc so với quy định. Do đó, hạ tầng bị quá tải, tắc nghẽn giao thông thường xuyên - ông Chính phân tích.

Tại hội thảo, chuyên gia Nhật Bản Ying Zhao Noriko Akita lại đặt vấn đề làm thế nào để bảo tồn không gian xanh trong các vùng siêu đô thị dựa trên quy định về không gian xanh.

“Chúng ta không thể quên đi mối quan hệ giữa những địa hình mới của các công trình và hệ thống giao thông, bởi cùng lúc sẽ có những tác động lớn lên cảnh quan. Các khu dân cư mới trong thành phố cần được tăng thêm diện tích cây xanh, nhưng điều quan trọng nhất là phải nghiên cứu để có hệ thống hạ tầng kết nối một cách đồng bộ” - chuyên gia này đề xuất.

Theo Kiến trúc sư Salvador Perez Aroyo - Giáo sư danh dự trường Đại học Luân Đôn, mục tiêu quan trong nhất ở Việt Nam hiện nay là nên khôi phục tất cả những khoảng không thiên nhiên và tích hợp chúng vào trong thiết kế của thành phố. Đơn cử như cảnh quan ấn tượng tại 2 đô thị lớn là sông Hồng của Hà Nội và sông Sài Gòn của thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, tại tại một số lưu vực của 2 con sông này lại đang xây dựng nhiều khu công nghiệp và đe dọa trở thành tụ điểm gây ô nhiễm. Trong khi đó, cả 2 con sông này đều rất lớn, có nhiều dân cư sinh sống dọc theo bờ. Vì vậy, hoàn toàn có thể tận dụng để tạo ra cho thành phố những khoảng không gian đẹp mới và ấn tượng trải dài.

Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng) cho rằng, các đồ án quy hoạch, thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên đã ảnh hưởng đến chất lượng không gian đô thị cũng như cảnh quan môi trường.

Phần lớn các đô thị còn tồn tại kiểu kiến trúc phát triển tự phát, thiếu định hướng khiến bộ mặt đô thị lôn xộn. Bởi vậy, đô thị thiếu bản sắc và quản lý lỏng lẻo, chưa làm chủ được tình hình phát triển.

Để khắc phục tình trạng này, quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị đã được Bộ Xây dựng coi là nhiệm vụ trọng tâm trong quy hoạch, xây dựng đô thị và đang từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Cơ sở để quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị là quy hoạch, kế hoạch và pháp luật.

Bởi vậy, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Cùng đó, đồ án quy hoạch và quy chế quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị sẽ quy định cụ thể các chỉ tiêu kiểm soát phát triển, phân khu chức năng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, lộ giới, hạn tuyến, tầng cao..., bà Hằng chia sẻ./.

Nguồn TTXVN

Quản Lý Dự Án Xây Dựng

Quản Lý Dự Án Xây Dựng
Ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án là bộ phận đại diện chủ đầu tư để tổ chức thực hiện toàn bộ dự án đầu tư xây dựng từ khâu khảo sát, quy hoạch, đền bù giải tỏa, lập dự án đến tư vấn thiết kế, xin phép xây dựng, tổ chức đấu thầu, tư vấn giám sát và nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.