Showing posts with label thiết kế nhà xưởng. Show all posts
Showing posts with label thiết kế nhà xưởng. Show all posts

Thursday, August 23, 2018

Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

 Thi công nhà máy bia Sapporo

Nhà thép tiền chế


Qua bài viết hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

Giới thiệu tổng quan về nhà xưởng cơ khí

- Phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất 

Hầu hết các chi tiết của sản phẩm cơ khí phải gia công ở phân xưởng cơ khí. 
Khối lượng lao động của phân xưởng cơ khí chiếm khoảng 40 - 60% của nhà máy cơ khí. 
Phân xưởng cơ khí chiếm số lượng máy nhiều nhất, máy phức tạp và đắt tiền, máy có nhiều cơ cấu, kiểu, loại khác nhau, vốn mua máy lớn. 
Phân xưởng cơ khí được tổ chức theo kết cấu và công nghệ của sản phẩm cơ khí

- Cấu trúc của phân xưởng cơ khí: 

Bộ phận sản xuất: gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công... 
Bộ phận phụ; gồm chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm... 
Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt ...

Những tài liệu cần có để thiết kế nhà xưởng cơ khí

- Mặt hàng (kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo). 
- Sản lượng của sản phẩm, trọng lượng của sản phẩm . 
- Số lượng chi tiết, các loại có trong kết cấu một sản phẩm và toàn bộ sản lượng. 
- Sản phẩm phụ các loại (sản lượng, trọng lượng
- Bản vẽ lắp chung sản phẩm, cụm, bộ phận. 
- Bản vẽ chế tạo từng loại chi tiết (ghi đầy đủ kích thước và điều kiện kỹ thuật). 
- Bản kê khai các loại bán thành phẩm và chi tiết chuẩn mua ngoài. 
- Các văn bản xác nhận về hợp tác, liên kết sản xuất(cung ứng phôi liệu, năng lượng.v.v.).

Các bước thiết kế nhà xưởng cơ khí

- Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí khi cần chế tạo.
- Xác định tổng khối lượng lao động. 
- Xác định số máy cắt cần thiết và nhu cầu về năng lượng cho sản xuất. 
- Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sửa chữa ... 
- Xác định nhu cầu về lao động. 
- Xác định nhu cầu về diện tích. 
- Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí. 
- Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển
- Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất

Công nghệ áp dụng trong thiết kế và quy hoạch nhà xưởng cơ khí

- Giải pháp công nghệ gia công chi tiết phụ thuộc vào quy mô và điều kiện sản xuất thực tế 
- Hai phương án về giải pháp công nghệ: Tập trung nguyên công và phân tán nguyên công. 
- Tập trung nguyên công: bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công. 
- Phân tán nguyên công: bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công 
- Hiện nay: Tập trung nguyên công trên các máy, trung tâm gia công, tế bào gia công điều khiển CNC.

Bố trí mặt bằng phân xưởng

- Ba yếu tố đặc trưng: 

Kỹ thuật 
Thời gian 
Không gian 

- Các dạng cấu trúc không gian: 

Bố trí máy theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ thành hàng máy nối tiếp nhau hoặc kết hợp giữa nối tiếp và song song. 
Bố trí máy theo kiểu loại máy tạo thành các khu vực, bộ phận sản xuất. 
Bố trí máy thành nhóm, cụm linh hoạt.

Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào. Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý cũng như lựa chọn đơn vị thi công các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất.

Wednesday, August 22, 2018

Nhằm giúp quý khách hàng đang có nhu cầu thi công nhà thép tiền chế hiểu thêm về cấu tạo của kiểu  nhà này chúng tôi xin được giới thiệu một số thông tin cơ bản để mọi người nắm rõ hơn.



    Nhà thép tiền chế là nhà được thi công từ các cấu kiện được làm trước tại xưởng và chuyễn ra điểm lắp dựng tại công trường.
    Nhà thép tiền chế được áp dụng cho nhiều loại hình công trình như nhà xưởng, hàng, show room, nhà cao tầng, mái nhà ga, sân bay… trong đó nhà xưởng là được sử dụng nhiều nhất

Các loại nhà tiền chế ngày nay đang trở thành kiểu nhà rất được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng. Ngoài thời gian thi công ngắn, độ bền vững cao mà quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế còn vô cùng dễ dàng. Vậy kết cấu nhà thép tiền chế như thế nào? Có công ty xây dựng nhà thép tiền chế nào uy tín? Nếu cũng đang băn khoăn như vậy, thì đừng bỏ qua bài viết này trước khi thi công nhà thép tiền chế bạn nhé.

Lắp dựng nhà thép tiền chế là việc gắn kết các cấu kiện thép lại với nhau. Các cấu kiện này được gia công theo bản vẽ nhà tiền chế được thiết kế sẵn trước đó. Kết cấu nhà thép tiền chế thường gồm 3 bộ phận là phần khung chính; các thanh xà gồ, dầm tường, thanh cột ở đỉnh tường; các tấm thép tạo hình bằng cán.

Trong kết cấu nhà thép, phần khung chính gồm chủ yếu là cột kèo. Đây đều là tổ hợp những chi tiết có tiết diện theo hình chữ T. Cột nhà thép tiền chế thường có hình chữ H, tuy nhiên trong một số nhà thép đặc biệt sẽ có hình tròn. Đối với kèo của các mẫu nhà tiền chế thường có cấu tạo dạng dàn hoặc dầm thép thay đổi tiết diện.


Bên cạnh đó, các thanh xà gồ trong kết cấu nhà thép tiền chế thường có hình chữ Z, C và U. Trong thi công, xà gồ thường được liên kết với kèo bằng những bản mã được thiết kế sẵn trên kèo. Dầm, cột thép và cột kèo, cũng được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng những bulong cố định có cường độ lớn.

Ngoài ra, mái tôn khi thi công nhà thép tiền chế thường được tạo thêm một lớp cách nhiệt hoặc lớp bông thủy tinh để cách nhiệt và chống ồn cho nhà thép. Trên mái nhà cũng có các tấm lợp sáng để lấy ánh sáng tự nhiên vào bên trong. Điều này giúp đáng kể năng lượng chiếu sáng khi đi vào hoạt động.


Không chỉ vậy trong lắp dựng nhà thép tiền chế thì kết cấu móng nhà thép tiền chế cũng khá quan trọng. Do phần truyền tải trọng từ trên xuống đất nên nền móng của mỗi công trình phụ thuộc vào tổng tải trọng và bề mặt địa chất của nhà thép. Các chủ đầu tư có thể lựa chọn: móng nhà đơn, móng bè hay móng bằng phù hợp với tính kết cấu nhà thép tiền chế.

Tuesday, July 24, 2018


Thiết kế tòa nhà văn phòng với nhiều tính năng bền vữngDự án xây dựng tòa nhà thiết kế văn phòng mới ở Nam Phi được thiết kế bởi MDS Architecture, với nhiều tính năng bền vững đã được Hội đồng Công trình Xanh của Nam Phi (GBCSA) công nhận.

Tòa nhà văn phòng nằm ở Sandton, trong khu vực tàu điện ngầm của Johannesburg, Nam Phi. Tòa nhà này thay thế cho một tòa nhà 1 tầng được xây dựng vào năm 1991 đã bị lu mờ bởi sự phát triển của các kiến trúc lân cận.



Trong khi mặt tiền hướng Tây sẽ làm giảm đi ánh nắng mặt trời gay gắt thì mặt tiền hướng Bắc sẽ mở rộng thêm không gian văn phòng và hướng tầm nhìn tới khu vực Bryanston với việc sử dụng hoàn toàn vật liệu kính

Ngôi nhà cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon thông qua việc sử dụng hơn 60% tổng số vật liệu tái chế thay cho sắt, thép

Số lượng xi măng Portland đã giảm hơn 30% và ống dẫn PVC cũng đã giảm hơn 30% thông qua việc sử dụng các sản phẩm thay thế




                  
Các không gian phòng tắm, phòng thay đồ, lưu trữ xe đạp và tủ khóa được thiết lập trong tòa nhà đã khuyến khích một lối sống lành mạnh giữa các nhân viên văn phòng

(Theo Báo xây dựng Online)
Thiết kế nhà xưởng công nghiệp là nói đến thiết kế nhà thép tiền chế với các khung kèo thép vượt nhịp. 

Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào. Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc tư vấn thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý cũng như lựa chọn đơn vị thi công các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất.

Cùng Song Nam chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng với các mẫu thiết kế nhà xưởng, nhà máy công nghiệp trên thế giới nào:



thiết kế nhà xưởng 01
thiết kế nhà xưởng 02
thiết kế nhà xưởng 04
thiết kế nhà xưởng 05
thiết kế nhà xưởng công ngiệp
thiết kế nhà xưởng 06


thiết kế nhà xưởng 08


http://www.songnam.net/Tin-tuc/Chi-tiet/Thiet-Ke-Nha-Xuong-Cong-Nghiep-Thiet-Ke-Thi-Cong-Nha-Thep-Tien-Che/198

Quản Lý Dự Án Xây Dựng

Quản Lý Dự Án Xây Dựng
Ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án là bộ phận đại diện chủ đầu tư để tổ chức thực hiện toàn bộ dự án đầu tư xây dựng từ khâu khảo sát, quy hoạch, đền bù giải tỏa, lập dự án đến tư vấn thiết kế, xin phép xây dựng, tổ chức đấu thầu, tư vấn giám sát và nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.