Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Giác Lâm, Chùa Ông, Chùa Hoằng Pháp... là những ngôi chùa nhất định phải ghé dịp lễ Rằm tháng Bảy ở đất Sài thành.
1. Chùa Hoằng Pháp
Là một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn, chùa Hoằng Pháp không chỉ sở hữu cảnh đẹp thanh tịnh giữa thiên nhiên xanh mát mà còn là nơi để cho những người con tâm kính học đạo. Chùa Hoằng Pháp không chỉ sở hữu phong cảnh đẹp thanh tịnh, bao trùm giữa thiên nhiên mát lành mà nơi đây còn dành cho những người con tâm kính đến học đạo phật.
Chùa Hoằng Pháp có khuôn viên rộng lớn, bạn có thể tịnh tâm cầu khấn bình an, ăn bữa cơm chay âm lòng ngày Vu Lan hay chờ hoa sala rụng để nhận lộc với hy vọng sẽ nhận thêm phúc lành từ cửa Phật.
Địa chỉ: 188/8 Tân Thới 3, TP Hồ Chí Minh, Tân Hiệp, Hóc Môn.
2. Chùa Bà Thiên Hậu
Một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất định phải đến ngày Rằm tháng Bảy chính là chùa Bà Thiên Hậu. Chùa tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội Quán, nơi tụ tập của người Hoa, nên chùa còn được gọi là Tuệ Thành Hội Quán.
Chùa nằm trong khu trung tâm nơi những người Hoa sinh sống. Đây là ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn vẫn còn giữ nét cổ kính của người Hoa.
Tới ngày rằm, mùng một hàng tháng và các ngày lễ lớn như: Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, người dân Sài Gòn lại đến đây cúng vái để mong Bà Thiên Hậu chở che, phù hộ.
3. Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TP.HCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964. Nằm cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 2 km về hướng Tây Bắc, chùa Vĩnh Nghiêm là địa điểm thường được các Phật tử trong vùng đến hành hương, lễ tạ.
Những ngày Vu Lan, nơi đây lại đông vui hơn bao giờ hết. Đến chùa Vĩnh Nghiêm mùa Vu Lan, ngoài việc tỏ lòng thành kính, biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha, ông bà, tổ tiên thì bạn còn có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động từ thiện, lễ phóng sinh cầu nguyện bình an. Đây là một gợi ý hay dành cho bạn trong dịp lễ Vu Lan tháng bảy sắp tới.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3.
4. Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm hay còn được biết đến với tên gọi chùa Cẩm Sơn, Cẩm Đệm hay Sơn Can. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn và là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Chùa tọa lạc ở số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM. Chùa nổi tiếng linh thiêng vì thế những ngày Sóc, Vọng hay ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên Đán, người dân cùng du khách thập phương lại đến đây để cầu an cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa này.
5. Chùa Ông
Cũng là ngôi chùa được người Hoa xây dựng nên, chùa Ông là một trong những ngôi chùa đến nay còn mang đậm màu sắc cũng như phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
Đây không chỉ là nơi cúng bái của người Hoa mà ngôi chùa này còn mang trong mình giá trị tâm linh, giá trị về kiến trúc, nghệ thuật. Địa chỉ chùa Ông số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5.
Chùa Ông được coi là rất linh thiêng nên vào các dịp Rằm tháng Bảy, mùng một,… người dân thường đến đây cúng bái, khấn nguyện. Người thì khỏi bệnh nan y, người thì vượt qua được gian nan sóng gió, người thì làm ăn phát đạt…
1. Chùa Hoằng Pháp
Là một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn, chùa Hoằng Pháp không chỉ sở hữu cảnh đẹp thanh tịnh giữa thiên nhiên xanh mát mà còn là nơi để cho những người con tâm kính học đạo. Chùa Hoằng Pháp không chỉ sở hữu phong cảnh đẹp thanh tịnh, bao trùm giữa thiên nhiên mát lành mà nơi đây còn dành cho những người con tâm kính đến học đạo phật.
Chùa Hoằng Pháp có khuôn viên rộng lớn, bạn có thể tịnh tâm cầu khấn bình an, ăn bữa cơm chay âm lòng ngày Vu Lan hay chờ hoa sala rụng để nhận lộc với hy vọng sẽ nhận thêm phúc lành từ cửa Phật.
Địa chỉ: 188/8 Tân Thới 3, TP Hồ Chí Minh, Tân Hiệp, Hóc Môn.
2. Chùa Bà Thiên Hậu
Một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất định phải đến ngày Rằm tháng Bảy chính là chùa Bà Thiên Hậu. Chùa tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội Quán, nơi tụ tập của người Hoa, nên chùa còn được gọi là Tuệ Thành Hội Quán.
Chùa nằm trong khu trung tâm nơi những người Hoa sinh sống. Đây là ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn vẫn còn giữ nét cổ kính của người Hoa.
Tới ngày rằm, mùng một hàng tháng và các ngày lễ lớn như: Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, người dân Sài Gòn lại đến đây cúng vái để mong Bà Thiên Hậu chở che, phù hộ.
3. Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TP.HCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964. Nằm cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 2 km về hướng Tây Bắc, chùa Vĩnh Nghiêm là địa điểm thường được các Phật tử trong vùng đến hành hương, lễ tạ.
Những ngày Vu Lan, nơi đây lại đông vui hơn bao giờ hết. Đến chùa Vĩnh Nghiêm mùa Vu Lan, ngoài việc tỏ lòng thành kính, biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha, ông bà, tổ tiên thì bạn còn có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động từ thiện, lễ phóng sinh cầu nguyện bình an. Đây là một gợi ý hay dành cho bạn trong dịp lễ Vu Lan tháng bảy sắp tới.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3.
4. Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm hay còn được biết đến với tên gọi chùa Cẩm Sơn, Cẩm Đệm hay Sơn Can. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn và là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Chùa tọa lạc ở số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM. Chùa nổi tiếng linh thiêng vì thế những ngày Sóc, Vọng hay ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên Đán, người dân cùng du khách thập phương lại đến đây để cầu an cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa này.
5. Chùa Ông
Cũng là ngôi chùa được người Hoa xây dựng nên, chùa Ông là một trong những ngôi chùa đến nay còn mang đậm màu sắc cũng như phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
Đây không chỉ là nơi cúng bái của người Hoa mà ngôi chùa này còn mang trong mình giá trị tâm linh, giá trị về kiến trúc, nghệ thuật. Địa chỉ chùa Ông số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5.
Chùa Ông được coi là rất linh thiêng nên vào các dịp Rằm tháng Bảy, mùng một,… người dân thường đến đây cúng bái, khấn nguyện. Người thì khỏi bệnh nan y, người thì vượt qua được gian nan sóng gió, người thì làm ăn phát đạt…
No comments:
Post a Comment