Không chỉ với du khách, người dân Ấn Độ cũng cảm thấy ác mộng khi đi tàu vào thời gian cao điểm.
Mỗi ngày, khoảng 8 triệu hành khách phải bất chấp mạo hiểm mạng sống trên những chuyến tàu. Ngay cả khi biết rõ trong toa chẳng còn khoảng trống, dòng người vẫn không từ bỏ ý định lên bằng được, cho dù không còn khe hở hẹp.
Joshi, một kỹ sư làm việc ở Mumbai cũng là 1 trong số 8 triệu hành khách dùng tàu hỏa làm phương tiện di chuyển hàng ngày, mô tả việc mọi người liều mình lên tàu dù bất cứ giá nào, thậm chí đó là mạng sống. Du khách 'ngạt thở' khi trải nghiệm đi tàu ở Ấn Độ giờ cao điểm Hình ảnh đông đúc quen thuộc ở Mumbai
Năm 2017, một phóng viên của BBC từng có dịp trải nghiệm đi tàu ở Mumbai vào giờ cao điểm. Các toa tàu chật kín người đến mức phóng viên này phải thốt lên "chân tôi thậm chí không chạm tới sàn".
Trong khi đó, Dan, một nữ phóng viên khác cũng đến từ BBC lại "thử sức" mình khi đi tàu ở khu vực dành riêng cho phụ nữ. Khi được hỏi lời khuyên của những vị khách xung quanh làm thế nào để lên tàu dễ nhất, câu trả lời nhận được đó là "cô phải dùng sức, đẩy người phía trước hết cỡ, mới có cơ hội vào trong tàu".
Theo một thống kê từ cảnh sát Mumbai, từ năm 2007, khoảng 38.000 người đã thiệt mạng vì những vụ tai nạn liên quan tới tàu hỏa. Như vậy, ước tính trung bình mỗi ngày có tới 9 ca tử vong. Đó thực sự là một con số rất đáng giật mình.
Là một trong những thành phố thường xuyên góp mặt trong danh sách "Những nơi tắc đường nhất thế giới", không quá khó hiểu khi du khách phải trải qua cảm giác "ngạt thở" khi đi tàu hỏa vào giờ cao điểm. Nhiều người cho rằng, đó là một cơn ác mộng có thật.
Dòng người chen lấn xô đẩy nhau để có một chỗ lên tàu |
Đoạn video vừa chia sẻ mới đây được ghi tại nhà ga Thane ở trung tâm của Mumbai, Ấn Độ, vào giờ tan tầm. Có thể thấy, hàng trăm phụ nữ xô đẩy chen lấn nhau trước cửa lên xuống, chờ tới lượt lên tàu.
Khi tàu giảm tốc độ, hàng trăm khách cố len nhau để có được vị trí đứng gần sát cửa. Dòng khách lên và xuống khi tàu dừng tạo nên cảnh tượng hỗn loạn khó tả ngay tại nhà ga trung tâm.
Theo ước tính của các chuyên gia, những chuyến tàu ở Mumbai thường phải chở lượng khách gấp 2.6 lần trọng tải cho phép, hơn 30% so với một con tàu đông khách ở Tokyo.
Dòng người đứng chờ tàu không còn chỗ trống |
Joshi, một kỹ sư làm việc ở Mumbai cũng là 1 trong số 8 triệu hành khách dùng tàu hỏa làm phương tiện di chuyển hàng ngày, mô tả việc mọi người liều mình lên tàu dù bất cứ giá nào, thậm chí đó là mạng sống. Du khách 'ngạt thở' khi trải nghiệm đi tàu ở Ấn Độ giờ cao điểm Hình ảnh đông đúc quen thuộc ở Mumbai
Năm 2017, một phóng viên của BBC từng có dịp trải nghiệm đi tàu ở Mumbai vào giờ cao điểm. Các toa tàu chật kín người đến mức phóng viên này phải thốt lên "chân tôi thậm chí không chạm tới sàn".
Trong khi đó, Dan, một nữ phóng viên khác cũng đến từ BBC lại "thử sức" mình khi đi tàu ở khu vực dành riêng cho phụ nữ. Khi được hỏi lời khuyên của những vị khách xung quanh làm thế nào để lên tàu dễ nhất, câu trả lời nhận được đó là "cô phải dùng sức, đẩy người phía trước hết cỡ, mới có cơ hội vào trong tàu".
Theo một thống kê từ cảnh sát Mumbai, từ năm 2007, khoảng 38.000 người đã thiệt mạng vì những vụ tai nạn liên quan tới tàu hỏa. Như vậy, ước tính trung bình mỗi ngày có tới 9 ca tử vong. Đó thực sự là một con số rất đáng giật mình.
No comments:
Post a Comment