Khi nhắc đến cây xanh, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới vai trò cao cả của nó là bảo vệ môi trường. Nhưng bạn biết không, cây xanh còn có vai trò làm đẹp – tô điểm cho cảnh quan các công trình kiến trúc, sân vườn, biệt thự…Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.
Những đặc điểm hình thái của cây xanh như: Hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc.
Chính vì vậy, để khai thác tối đa giá trị của cây xanh. Chúng ta cần nghiên cứu về đặc tính của mỗi loài cây, để có cách phối kết cây xanh phù hợp. Mang lại không gian sống tươi xanh và tôn thêm vẻ đẹp cho mảng cảnh quan xung quanh.
Theo mục đích sử dụng, cây được chia ra 3 nhóm chính: cây che bóng; cây trang trí; cây che phủ nền.
1.Cây che bóng:
Là cây thuộc nhóm cây tầm cao, dành cho khuôn viên có không gian lớn, cần được phủ bóng mát.
Cây che bóng bao gồm:
Cây bóng mát thường: Cây Lộc Vừng, Cây Me Chua,…
Cây Lộc Vừng: là cây cho tán rộng nên thường được trồng làm cây bóng mát. Tạo cảnh quan xanh cho sân vườn, nơi công cộng như công viên, bệnh viện, trường học hay khu đô thị, khu sinh vật cảnh,…
Cây Me Chua: là loại cây thân gỗ, có khả năng thích nghi cao, dễ sinh trưởng, phù hợp trồng cho các tuyến đường, công viên, khu công nghiệp,…
Cây bóng mát có hoa: Sứ Trắng, Kèn Hồng, Chuông Vàng,…
Sứ trắng: Cao tầm 2-3m, đường kính gốc: 6-8 cm. Sứ cho hoa đẹp, thơm nên được trồng rất nhiều làm cây trang trí cảnh quan, cây bóng mát trong nhiều công trình công cộng.
Bên cạnh việc tạo bóng mát, cây có hoa tạo điểm nhấn, mang màu sắc tươi tắn và không khí trong lành đến mọi không gian.
***Lưu ý: Không nên trồng cây bóng mát có hoa gần hồ nước hay bất kì nơi nào bạn không muốn lá và hoa rụng.
Cây ăn quả: như Cây Sa kê, cây xoài…Là loại cây ưa chuộng trồng sân vườn, khuôn viên nhà, vừa có quả sạch để ăn, vừa có cây để làm cảnh và cho bóng mát, đồng thời tiết kiệm được diện tích sân vườn
2. Cây trang trí:
Là cây thuộc nhóm cây tầm trung, được chia thành các nhóm nhỏ:
Cây phân loại theo hình khối, dáng dấp
Có xén tỉa: như Hồng Lộc, Phi Lao…
Phi Lao: Cây có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng ở vùng biển đất mặn. Cây thường được trồng làm đai phòng hộ, cố định cát xung quanh ven biển.
Hồng Lộc có chiều cao: 1,2- 1,5m, tán hình trứng hay bầu dục. Lá non có màu sắc sặc sỡ, thường có màu hồng hoặc màu cam vàng rất đẹp.
Hồng Lộc thường được sử dụng trang trí cụm tiểu cảnh, lối vào các con đường, dãy phân cách giao thông hay trục dẫn lối đi ở các công viên, khu công nghiệp, khu đô thị
Cây trồng tạo rào chắn: Hoàng Nam, Trúc quân tử, Trúc cần câu…
Hoàng Nam: Cây thân thẳng, tán hẹp dạng tháp, lá thuôn dài, mềm, cong xuống, hình dáng phù hợp để trồng hàng dãy phân cách, khu trung tâm,… đặc biệt là các công trình kiến trúc theo phong cách Châu Âu, tạo nét chấm phá cho cảnh quan.
Nhóm tre trúc thường được trồng trang trí sân vườn, trồng thành hàng rào tạo lối đi thẳng hàng. Hoặc trồng cạnh các bờ tường nhà, che chắn những bức tường xấu, thô kệch. Nó sẽ mang lại trong khí trong lành, mát mẻ và thanh bình đến cho ngôi nhà.
Cây dạng bụi:
Nhóm cây có hoa: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa nhiều màu sắc. Có thể trồng đơn lẻ hay thành cụm, theo mảng hay trong chậu, điểm thêm màu sắc cho khuôn viên.
Nhóm cây không có hoa:
Cây dây leo: Tuỳ thuộc công trình kiến trúc mà chọn loại cây thích hợp, tạo bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…
3. Cây che phủ nền:
Loài đặc trưng của cây phủ nền là cây cỏ – thuộc nhóm cây tầm thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh.
Chính vì vậy, để khai thác tối đa giá trị của cây xanh. Chúng ta cần nghiên cứu về đặc tính của mỗi loài cây, để có cách phối kết cây xanh phù hợp. Mang lại không gian sống tươi xanh và tôn thêm vẻ đẹp cho mảng cảnh quan xung quanh.
Theo mục đích sử dụng, cây được chia ra 3 nhóm chính: cây che bóng; cây trang trí; cây che phủ nền.
1.Cây che bóng:
Là cây thuộc nhóm cây tầm cao, dành cho khuôn viên có không gian lớn, cần được phủ bóng mát.
Cây che bóng bao gồm:
Cây bóng mát thường: Cây Lộc Vừng, Cây Me Chua,…
Cây Lộc Vừng: là cây cho tán rộng nên thường được trồng làm cây bóng mát. Tạo cảnh quan xanh cho sân vườn, nơi công cộng như công viên, bệnh viện, trường học hay khu đô thị, khu sinh vật cảnh,…
Cây Me Chua: là loại cây thân gỗ, có khả năng thích nghi cao, dễ sinh trưởng, phù hợp trồng cho các tuyến đường, công viên, khu công nghiệp,…
Cây bóng mát có hoa: Sứ Trắng, Kèn Hồng, Chuông Vàng,…
Sứ trắng: Cao tầm 2-3m, đường kính gốc: 6-8 cm. Sứ cho hoa đẹp, thơm nên được trồng rất nhiều làm cây trang trí cảnh quan, cây bóng mát trong nhiều công trình công cộng.
Bên cạnh việc tạo bóng mát, cây có hoa tạo điểm nhấn, mang màu sắc tươi tắn và không khí trong lành đến mọi không gian.
***Lưu ý: Không nên trồng cây bóng mát có hoa gần hồ nước hay bất kì nơi nào bạn không muốn lá và hoa rụng.
Cây ăn quả: như Cây Sa kê, cây xoài…Là loại cây ưa chuộng trồng sân vườn, khuôn viên nhà, vừa có quả sạch để ăn, vừa có cây để làm cảnh và cho bóng mát, đồng thời tiết kiệm được diện tích sân vườn
2. Cây trang trí:
Là cây thuộc nhóm cây tầm trung, được chia thành các nhóm nhỏ:
Cây phân loại theo hình khối, dáng dấp
Có xén tỉa: như Hồng Lộc, Phi Lao…
Phi Lao: Cây có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng ở vùng biển đất mặn. Cây thường được trồng làm đai phòng hộ, cố định cát xung quanh ven biển.
Hồng Lộc có chiều cao: 1,2- 1,5m, tán hình trứng hay bầu dục. Lá non có màu sắc sặc sỡ, thường có màu hồng hoặc màu cam vàng rất đẹp.
Hồng Lộc thường được sử dụng trang trí cụm tiểu cảnh, lối vào các con đường, dãy phân cách giao thông hay trục dẫn lối đi ở các công viên, khu công nghiệp, khu đô thị
Cây trồng tạo rào chắn: Hoàng Nam, Trúc quân tử, Trúc cần câu…
Hoàng Nam: Cây thân thẳng, tán hẹp dạng tháp, lá thuôn dài, mềm, cong xuống, hình dáng phù hợp để trồng hàng dãy phân cách, khu trung tâm,… đặc biệt là các công trình kiến trúc theo phong cách Châu Âu, tạo nét chấm phá cho cảnh quan.
Nhóm tre trúc thường được trồng trang trí sân vườn, trồng thành hàng rào tạo lối đi thẳng hàng. Hoặc trồng cạnh các bờ tường nhà, che chắn những bức tường xấu, thô kệch. Nó sẽ mang lại trong khí trong lành, mát mẻ và thanh bình đến cho ngôi nhà.
Cây dạng bụi:
Nhóm cây có hoa: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa nhiều màu sắc. Có thể trồng đơn lẻ hay thành cụm, theo mảng hay trong chậu, điểm thêm màu sắc cho khuôn viên.
Nhóm cây không có hoa:
Cây dây leo: Tuỳ thuộc công trình kiến trúc mà chọn loại cây thích hợp, tạo bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…
3. Cây che phủ nền:
Loài đặc trưng của cây phủ nền là cây cỏ – thuộc nhóm cây tầm thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh.
No comments:
Post a Comment